Chị Tiền, chủ Vựa Khô ở Sông Đốc, Cà Mau không phải "tấm chiếu mới" trong ngành. Chị đã làm mọi thứ có thể trên TikTok để bán khô: quay clip giới thiệu sản phẩm, thuê KOLs review, livestream bán hàng hằng ngày.
Nhờ đó, lượng khách có khắp các tỉnh thành, nhưng vựa khô Kiều Nương vẫn chỉ là một cái tên trong vô vàn những tiệm khô khác.
Nó chưa phải là thương hiệu số 1. Và đó là điều chị trăn trở.
Tôi hiểu ngay vấn đề.
Bán hàng giỏi là một chuyện, nhưng để trở thành thương hiệu số 1, cần nhiều hơn thế.

Sáng hôm sau, tôi và Thắng hẹn gặp chị. Vừa vào quán cà phê, chưa kịp gọi nước, Thắng đã cười, hỏi chị:
- "Chế có thấy một thương hiệu đông khách nhất không phải vì nó rẻ nhất hay quảng cáo nhiều nhất, mà vì nó có câu chuyện thú vị riêng không?"
Chị Tiền nhíu mày suy nghĩ. Tôi tiếp lời:
- "Giờ thay vì cứ liên tục livestream bán hàng, chế hãy kể chuyện. Nhưng không phải kiểu ‘Mực này ngon lắm, mua ngay’, mà là kể theo cách khiến người ta cười, người ta rưng rưng, người ta cảm nhận được tình quê, cảm nhận được hồn của vựa khô Cà Mau."
Rồi tôi đưa ra hai hướng kịch bản dạng phim ngắn:
1. Phim nhân văn – Chạm vào cảm xúc:
Ví dụ: Cô bé nghèo mua cá khô nấu cháo cho mẹ bệnh. Câu chuyện về một cô bé gom từng đồng lẻ mua cá khô, nhưng bà chủ vựa khô (chị Tiền) âm thầm bỏ thêm vào túi mà không nói gì. Hàng triệu người xem rưng rưng nước mắt. Bình luận nổ tung: "Tui thích mua hàng của mấy người có tâm như vầy!"
Hoặc là: Mẹ định bán vựa khô cho con gái Gen Z. Một câu chuyện dở khóc dở cười về khoảng cách thế hệ. Bà mẹ cả đời bán cá khô, muốn truyền lại cho con, nhưng con gái chỉ thích làm Idol. Thế rồi, con gái nhận ra: di sản gia đình không chỉ là vựa khô, mà còn là một thương hiệu có thể phát triển mạnh nhờ sức mạnh online.

2. Phim hài miền quê – dễ xem dễ nhớ:
Những tình huống hài hước, trớ trêu khi trả giá mua mực, hoặc người thành phố và các hiểu lầm tai hại khi về miền quê … Suy cho cùng, giới thiệu về mực khô cứ đơn giản, vui vẻ như các câu chuyện tiếu lâm của Bác Ba Phi cứ không cần cầu kỳ, văn vẻ làm gì.
Ban đầu, chị Tiền còn do dự:
"Mấy cái này có chắc giúp chế phát triển không? Mình làm kinh doanh mà, đâu có giỏi đóng phim?"
Tôi cười:
- "Chế cứ thử đi, nội dung hay sẽ tự viral. Không cần chạy quảng cáo mà khách vẫn nhớ đến mình."
Vậy là chúng tôi bắt tay làm. Cả đoàn kéo nhau về Sông Đốc, Cà Mau để quay video, tranh thủ thăm thú và thưởng thức hương vị miền Tây.
Chỉ sau một tháng đăng tải, video đầu tiên đạt 30 triệu lượt xem. Những video sau đó tiếp tục nổ, kéo theo hàng chục ngàn follow, gần 100.000 đơn trên TikTok Shop, khách hỏi tới tấp:
"Cá khô nhà chị Tiền còn không? Mực khô loại này có giao tỉnh không?"
Ba tháng sau, chị Tiền nhắn tôi, giọng rối rít:
- "Thầy Cường ơi, giờ khách đặt quá trời, có hôm không kịp đóng hàng luôn! Đúng là kể chuyện hay hơn quảng cáo thiệt!"

Và thế là, từ một vựa khô bình thường, vựa khô Kiều Nương chính thức trở thành thương hiệu hàng đầu ở Sông Đốc, Cà Mau.
Nếu bạn đang kinh doanh, đừng chỉ tập trung chạy quảng cáo bán hàng, hãy tạo ra câu chuyện để khách hàng nhớ đến bạn. Khi họ đã yêu thương hiệu, họ sẽ tự động mua mà không cần bạn phải nói gì thêm.
Và nếu bạn vẫn đang loay hoay với việc phát triển thương hiệu, hãy nhớ:
Một quảng cáo chỉ khiến người ta xem rồi lướt qua. Nhưng một câu chuyện hay sẽ khiến người ta nhớ mãi.
Không có công thức thành công chung cho tất cả ngành nghề, và với mỗi học viên – đối tác, chúng tôi sẽ Coach riêng cho họ những kịch bản đo ni đóng giày để có thể viral thương hiệu/ sản phẩm, như là anh Hào (thuốc gà Oringer), chị Hồng Minh (Hồng Minh Pharma) và nhiều học viên khác đã tin tưởng chúng tôi và đạt hàng triệu lượt xem, đơn hàng tăng vọt.
Còn bạn? Đã có kế hoạch gì để Viral doanh nghiệp của mình chưa? Hãy thử tham khảo chiến lược như trên. Chúng tôi sẽ bật mí tại chương trình Viral Video Marketing sắp tới!
---
Đặng Thái Cường