PNJ hụt hơi: Hết vàng, thiếu sức mua, đối mặt thế khó kép

Đến PNJ mua vàng cưới nhưng hết hàng, chị Lan bất ngờ khi thương hiệu vàng lớn như PNJ lại thiếu cả kiềng vàng lẫn nhẫn trơn. Nhưng điều này không còn quá xa lạ trong bối cảnh PNJ đang rơi vào “thế khó kép”: khan hiếm đầu vào – sức mua yếu đầu ra.
tctdvn-pnj-hut-hoi-het-vang-thieu-suc-mua-doi-mat-the-kho-kep-1747842253.jpg
 

Thay vì bán vàng miếng, PNJ ưu tiên vàng nguyên liệu để chế tác trang sức – sản phẩm có biên lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, sức mua trang sức cũng đang yếu dần vì giá vàng tăng cao khiến người tiêu dùng e dè chi tiêu.

Trong quý I/2025, doanh thu trang sức bán lẻ của PNJ tăng 6% – nhưng thấp hơn quý IV/2024 (tăng 10%). Tồn kho vẫn cao, lên tới gần 13.700 tỷ đồng, trong khi sản phẩm vàng nhẫn trơn, vàng miếng “biến mất” khỏi cả website lẫn cửa hàng.

Khách hàng giờ đây chuyển sang thuê vàng cưới, tham gia các hội nhóm mua bán trang sức peer-to-peer, nơi giá mềm hơn, giao dịch nhanh hơn, thay vì phụ thuộc chuỗi lớn như PNJ.

Biên lợi nhuận gặp áp lực, giá công chế tác cao, hành vi tiêu dùng thay đổi, PNJ buộc phải “chuyển mình” trong giai đoạn được dự báo sẽ đi ngang cả năm 2025.

Dù từng tăng trưởng thần tốc, năm nay PNJ tự hạ mục tiêu: doanh thu giảm 17% xuống còn 31.607 tỷ đồng, lãi sau thuế giảm 7% còn 1.960 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, PNJ đang chứng kiến "cuộc hoán đổi âm thầm" giữa các nhà đầu tư lớn: Dragon Capital và Sprucegrove rút lui, T. Rowe Price Associates âm thầm nâng tỷ trọng.