Xuất khẩu xanh không còn là trend – mà là yêu cầu bắt buộc!

Bao bì không thân thiện môi trường? Nguy cơ cao bị loại khỏi thị trường EU, Mỹ là có thật! Giải pháp nào để DN Việt trụ vững? Logistics ngược và tái chế bao bì!

✅ Logistics ngược là gì?

Nôm na là:
Thu gom – vận chuyển bao bì cũ, sản phẩm lỗi… từ tay người tiêu dùng → quay về nhà máy.
🎯 Mục tiêu: tái sử dụng, tái chế, hoặc xử lý an toàn.

Đây chính là “vũ khí bí mật” để DN Việt vượt rào cản xanh, chen chân vào các thị trường xuất khẩu khó tính.

tctd-xuat-khau-xanh-khong-con-la-trend-ma-la-yeu-cau-bat-buoc-1745211507.jpg
Nguồn: Eunomia Research & Consulting

🌍 Vì sao phải làm?

🛑 Thị trường EU, Mỹ giờ không chỉ quan tâm đến chất lượng, mà còn truy vết khí thải, bao bì, vòng đời sản phẩm.
💡 Muốn xuất khẩu bền vững → phải xanh, sạch, và… tái chế tốt!


📉 Thực trạng bao bì Việt Nam ra sao?

📈 Việt Nam tiêu thụ hơn 9 triệu tấn nhựa/năm (2022), dự kiến lên đến 16 triệu vào 2029!
🥤 Mỗi năm, có hơn 728,000 tấn bao bì đồ uống các loại được tung ra thị trường – nhưng chưa đến một nửa được tái chế đúng cách!

⛔ Chai thủy tinh, hộp giấy, nhựa PET… tái chế rất thấp.
🔥 Trong khi đó, lon nhôm là “ngôi sao” của ngành tái chế với tỷ lệ lên đến 77%!

tctd-xuat-khau-xanh-khong-con-la-trend-ma-la-yeu-cau-bat-buoc1-1745211507.png
Nguồn: plasticsmakeitpossible

🧩 Logistics ngược hoạt động như nào?

  1. Thu hồi sản phẩm, bao bì sau sử dụng

  2. Phân loại, kiểm tra – cái gì tái chế được thì giữ lại

  3. Xử lý – tái sử dụng, tái chế thành hạt nhựa mới, hoặc biến thành năng lượng

Ví dụ: Nhựa cũ → nghiền → làm áo thun, túi xách, chai mới!


⚠️ Khó khăn gì?

❌ Dự báo khó
❌ Hàng hóa về từ nhiều điểm, không đồng nhất
❌ Giá thu gom cao, quy trình phức tạp

=> DN không thể làm một mình. Phải có chính sách hỗ trợ!


🧩 Việt Nam đã có gì?

📜 Nghị định 05/2025/NĐ-CP – chính sách mới yêu cầu DN phải tái chế bao bì theo tỷ lệ bắt buộc.
📅 Trước 31/3 hàng năm – DN phải báo cáo, đăng ký kế hoạch tái chế.


🌟 Lợi ích khi logistics ngược vào guồng

💚 Gỡ rào cản môi trường quốc tế
💰 Giảm chi phí nguyên liệu đầu vào
🌱 Tăng điểm xanh – tăng uy tín thương hiệu
🚀 Mở cửa cho xuất khẩu bền vững


Học gì từ nước ngoài?

  • Nhật Bản: mô hình EPR – DN chịu trách nhiệm từ lúc sản xuất tới khi sản phẩm bị vứt bỏ

  • EU: có chỉ dẫn bắt buộc về tái chế

  • Đức, Phần Lan, Ireland: hệ thống “đặt cọc hoàn tiền” – giúp tái chế chai lọ đạt >90%


🔥 Bài học rút ra:

📦 Bao bì không còn là phần phụ!
💥 Ai “xanh” – người đó còn chỗ đứng trên bản đồ xuất khẩu!
🚀 Logistics ngược không chỉ là chuyện môi trường – mà là chiến lược sống còn cho doanh nghiệp Việt!