Đáng lo hơn, Xanh SM đang nhắm tới giao đồ ăn – mảnh đất vốn chỉ còn lại “song mã” là GrabFood và ShopeeFood sau khi Baemin, Gojek rút lui.
=> Grab ở mức ‘nguy hiểm’ cả 2 mặt trận
———

(Đối chiếu với biểu đồ doanh thu của Grab)
Dù Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thị trường có doanh thu cao, tỷ lệ đóng góp chỉ chiếm khoảng 8,15% toàn khu vực, thấp hơn đáng kể so với các thị trường khác như Malaysia hay Indonesia.
Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng từ 185 triệu USD (2023) lên 228 triệu USD (2024) – tức tăng 23%, so với mức tăng 70% năm trước, cho thấy đà tăng đã giảm tốc rõ rệt.
Đông Nam Á không còn là cuộc chơi 1 chiều
———
Từ góc nhìn của F&B: Cơn khủng hoảng này biết đâu lại là cơ hội cho các dn F&B
Thị trường đang tái định hình, và Xanh SM hay BeFood – dù chưa phải đối thủ mạnh – lại là tín hiệu tích cực cho F&B:
• Sẽ có nhiều nền tảng mới ra đời, với chính sách ưu đãi tốt hơn để thu hút nhà hàng.
• Sẽ có nhiều cơ hội hơn để “chính chủ vận hành đơn hàng” – như mô hình Ahamove độc quyền giao cho Pizza 4P’s, The Coffee House,…
• Và nếu đủ dữ liệu, F&B hoàn toàn có thể chuyển sang first-party delivery thay vì lệ thuộc vào bên thứ ba.
Theo Nguyen Le Kha
https://www.facebook.com/SigmaTradingCapital/posts/pfbid02ZDbSuedaJRs51T8VkWHQQz2TgtpxpnTJvq2tEmtq9uG1HbQjR7ZsMejMwMdGFCcrl