Vì sao gần 600 nhãn sữa giả tồn tại suốt 4 năm mà không ai phát hiện?

Tại họp báo Chính phủ chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã hé lộ nguyên nhân chấn động: hàng loạt doanh nghiệp lợi dụng cơ chế “tự công bố sản phẩm” để tuồn sữa giả ra thị trường.
tctdvn-con-bao-sua-thuoc-gia-bung-no-doanh-nghiep-da-cap-bi-siet-chat-kiem-soat-1746366372.jpg
 

❗️ Hàng trăm nhãn sữa giả đã qua mặt cơ quan chức năng, được tiêu thụ suốt 4 năm trời, thậm chí dùng cho trẻ em và người bệnh – những đối tượng dễ tổn thương nhất.


😡 Lợi dụng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để... lừa người tiêu dùng

  • Luật hiện hành cho phép thực phẩm bổ sung được tự công bố, không cần xét duyệt kỹ.

  • Lợi dụng điều này, các đối tượng đã tạo ra cả hệ sinh thái công ty để hợp thức hóa hàng giả, đánh lừa người tiêu dùng bằng hình ảnh chuyên nghiệp và quảng bá rầm rộ.


🚨 ĐÃ THU HỒI 12 LOẠI SỮA GIẢ – CẢNH BÁO 72 SẢN PHẨM ĐANG BỊ ĐIỀU TRA

  • Bộ Y tế đã thu hồi 12 sản phẩm sữa bột giả, phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm.

  • Người dân được khuyến cáo tạm ngừng sử dụng 72 sản phẩm sữa đang trong diện điều tra.


📺 Siết quảng cáo TPCN: Nghệ sĩ quảng cáo “lố” cũng bị nhắm đến

👉 Thứ trưởng cũng thẳng thắn nói về việc nhiều người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật TPCN như thể thuốc chữa bệnh.
👉 Bộ Y tế đã chuyển hàng trăm link vi phạm cho các cơ quan xử lý.


🔍 Sắp tới Bộ Y tế sẽ:

  • Trình sửa Luật An toàn thực phẩm và siết Nghị định 15/2018.

  • Bắt buộc đăng ký công bố cả với thực phẩm bổ sung.

  • Luật hóa quản lý quảng cáo mạng xã hội, đặc biệt là livestream bán hàng, xử lý vi phạm trên nền tảng xuyên biên giới.